Bài học thất bại từ 20 công ty khởi nghiệp

Chuyên về lĩnh vực giao nhận, là công ty có quy mô. Đóng cửa vào cuối năm 2015 sau 7 năm hoạt động.


Kể từ năm trước cho đến nay, nếu bạn để ý thì những từ như startup, khởi nghiệp được nói đến nhiều hơn trong các bài viết chuyên mục kinh doanh, thương mại, marketing. Bên cạnh những tấm gương thành công thì cũng không ít công ty sớm phải ra đi. Tại thị trường châu Á thì đã có 20 startup rơi vào hoàn cảnh này.

Bài học chung cho các công ty khởi nghiệp

Có thể kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của những startup trên:
– Không đủ kinh nghiệm để nhìn rõ thị trường trước khi bắt đầu
– Không tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ chính
– Thiếu kế hoạch mở rộng thị trường
– Không đầu tư mạnh mẽ cho khả năng cạnh tranh: vốn, nhân lực…
20 công ty khởi nghiệp thất bại

1. Melotic – Trung Quốc
Chuyên về dịch vụ trao đổi, dùng bitcoin để đổi lấy tài sản thực tế. Trụ sở chính đặt tại Hồng Kông, giải thể vào tháng 5/2015.
2. eXiche – Trung Quốc
Chuyên về dịch vụ rửa xe theo mô hình đặt lịch trên trang web rồi đưa xe đến rửa (Online-to-Offline). Chấm dứt hoạt động vào tháng 10/2015.
3. DoneByNone – Ấn Độ
Chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng thời trang dành cho nữ giới. Từ cuối năm 2014 bị nhiều phản hồi tiêu cực khá lớn từ khách hàng và trang web biến mất vào đầu năm 2015.
4. Lumos – Ấn Độ
Đây là dự án về ngôi nhà thông minh (smarthome) nhưng chịu thất bại ở phần cứng của sản phẩm. Đội ngũ thành lập công ty là nhóm sinh viên lần đầu kinh doanh, mới ra trường.
5. TalentPad – Ấn Độ
Là mô hình chợ tuyển dụng, các công ty cần cạnh tranh cao để có được người tài. Chỉ sau một năm thì startup này đã phải đóng cửa do không mở rộng được thị trường.
6. Dazo – Ấn Độ
Chuyên về dịch vụ gọi thức ăn và giao hàng tận nơi. Nhưng do thị trường kinh doanh này không phát triển tốt tại Ấn Độ thời điểm đó nên công ty rơi vào khó khăn và chọn cách ngừng hoạt động.
7. Valyoo Tech (Bagskart, Jewelskart, Watchkart) – Ấn Độ
Chuyên về các trang web thương mại điện tử với các loại hàng hóa cao cấp. Hiện nay thì chỉ còn trang web kinh doanh mắt kính LensKart là hoạt động.
8. Kleora – Indonesia
Theo mô hình chợ trực tuyến trên đi động (mobile marketplace). Thay thế bằng Prelo, kinh doanh sản phẩm đã qua sử dụng.
9. Beauty Treats – Indonesia
Chuyên kinh doanh sản phẩm làm đẹp. Dù có ý tưởng nhưng dịch vụ eStore lại không hoạt động tốt.
10. Abraresto / Abratable – Indonesia
Chuyên về dịch vụ đặt chỗ và đánh giá các nhà hàng tại Indonesia và Singapore. Dự án hiện không còn hoạt động.
11. Alikolo – Indonesia
Mô hình hoạt động là trang web thương mại điện tử, do doanh nhân Danny Taniwan sáng lập. Ông cũng đã nhận ra lỗi thất bại nằm ở chỗ để người thiếu kinh nghiệm có quyền quyết định các chính sách.
12. Valadoo – Indonesia
Cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói trong nước. Đóng cửa vào tháng 5/2015.
13. Paraplou – Indonesia
Là một trong những startup nổi trội trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đóng cửa vào tháng 10/2015.
14. Kirim – Indonesia
Chuyên về lĩnh vực giao nhận, là công ty có quy mô. Đóng cửa vào cuối năm 2015 sau 7 năm hoạt động.
15. Everything.me – Israel
Chuyên làm những ứng dụng trên nền tảng Android. Công ty vẫn phải đóng cửa dù đã kinh doanh được 35 triệu USD và 15 triệu lượt tải.
16. KotaGames – Singapore
Chuyên về các trò chơi hoạt động trên nền trang web. Thành lập vào năm 2008 và đóng cửa vào tháng 3/2015.
17. Lamido – Singapore
Chuyên về thương mại điện tử. Lamido giải thể để sáp nhập vào trang web khác theo lời của CEO.
18. Superdeals – Singapore
Chuyên cung cấp các gói giảm giá theo ngày SuperDeals thuộc Công ty viễn thông quốc gia SingTel. Hiện Superdeals đã đóng cửa.
19. Molome – Singapore
Chuyên về ứng dụng chụp ảnh, đăng hình lên mạng xã hội. Đóng cửa vào tháng 10/2015 do không thể cạnh tranh với Instagram, Snapchat.
20. Beyeu – Việt Nam
Dự án trang web thương mại điện tử này hoạt động với Project Lana đứng đằng sau. Chính thức đóng cửa vào tháng 11/2015.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *