Phương châm trong công ty khởi nghiệp tại Việt Nam

Trong khi đó, các founder của startup Việt Nam khi xuất hiện phải biết ngay “cách bảo vệ mình” thì mới trụ lại được. Dựa vào nhiều trường hợp thành công cho thấy các yếu tố


Để công ty có thể vượt qua giai đoạn khởi nghiệp thì một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên nhất phải có là: kỹ năng sống sót. Chỉ khi tận dụng tốt điều này thì startup mới có tiềm năng phát triển xa.

Khởi đầu hình thành một startup chính là ý tưởng, tiếp theo đó là quá trình tạo ra “sản phẩm” thực tế. Sau đó, founder sẽ phải kêu gọi các nhà đầu tư để tạo vốn cho startup của mình. Thông thường, những cá nhân sẽ nhận lời nhiều hơn là các Quỹ đầu tư vì họ cho rằng giai đoạn này còn quá sớm để chính thức tham gia. Tùy vào kế hoạch phát triển mà các startup sẽ có nhiều vòng gọi vốn theo tuần tự: Serie A, Serie B, Serie C…
Tại Việt Nam, Quỹ đầu tư hoạt động nhiều bao gồm CyberAgent, Inspire Ventures. Họ thường tham gia vào hai vòng gọi vốn Serie A (lượng vốn đầu tư khoảng 200 nghìn – 2 triệu USD) và Serie B (rót vốn mỗi vòng khoảng dưới 10 triệu USD). Ngoài ra còn có quỹ Seed đầu tư khoảng dưới 100 nghìn USD; hỗ trợ startup có Topica, .Egg, 5Desire; Coworking space như Hub.IT; Cục Thương mại hóa Công nghệ (Bộ KHCN).
Sống sót qua khởi nghiệp để thành công

Nếu đem so sánh môi trường startup Việt và Mỹ thì sẽ thấy được nguyên nhân là các startup Việt phải “đấu tranh sinh tồn”. Có đến 11% những CEO công nghệ thành công tại Mỹ trước 24 tuổi – theo thống kê của TechCrunch – chính nhờ vào môi trường kinh doanh tích cực, nhiều thuận lợi mà phát triển. Trong khi đó, các founder của startup Việt Nam khi xuất hiện phải biết ngay “cách bảo vệ mình” thì mới trụ lại được. Dựa vào nhiều trường hợp thành công cho thấy các yếu tố chi phối dẫn đến khác biệt như: tuổi đời, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm, đã từng đi du học hoặc làm việc cho công ty nước ngoài, số lần khởi nghiệp hoặc gắn bó với startup, sao chép mô hình startup.
Với startup Việt, có một tiêu chuẩn sơ bộ khi đánh giá một startup thành công là khi nó được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu đạt ngưỡng 2 triệu USD hoặc thành công từ vòng gọi vốn Serie B trở đi. Theo đó, có 30 startup trong ngành CNTT được xem là thành công phải kể đến bao gồm: VCCorp, VNG, Cốc Cốc, Joomlart, Eway, Peacesoft, Tiki,…

Tuổi đời của các founder càng lúc càng trẻ hóa, bao gồm các bạn sinh viên và những người sau vài năm đi làm. Các bạn vẫn luôn biết cách học hỏi, tìm hướng phát triển riêng cho công ty của mình. Hãy có sự đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng, kiên trì, định hướng tốt để có khởi đầu nhiều khả quan.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *