Một số lý do khiến startup mãi thất bại, cách khắc phục nó

Startup nào cũng muốn tuyển dụng được thành viên xuất sắc, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt và giàu nhiệt huyết với công việc. Tập hợp được đội ngũ hùng mạnh chưa hẳn


Nhiều công ty thành công đương nhiên mang lại những tích cực trong thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp các bạn trẻ phải ngậm ngùi trước thất bại. Hãy ghi nhớ 7 nguyên nhân sau đây được CB Insights – tổ chức nghiên cứu thị trường phân tích từ 135 dự án startup thất bại.

Phân tích 7 điều gây thất bại khi khởi nghiệp

1. Tính kiêu ngạo
Khi tự tin quá mức vào ý tưởng đến nỗi bỏ mặc tất cả các yếu tố có sức ảnh hưởng khác. Điều này dẫn đến những sai lầm có thể mắc phải bao gồm: không quan tâm nhu cầu thị trường (47%); chọn mô hình kinh doanh thiếu hợp lý (17%); thời điểm sai lệch khi tung ra sản phẩm (13%); không tiếp thu ý kiến chuyên gia, vận dụng mối liên hệ xã hội (8%).
2. Tầm nhìn hạn hẹp
Không có sự đầu tư để lập kế hoạch chi tiết, nóng vội thực hiện. Các startup dễ phạm sai lầm: chi hết tiền mặt (29%); tính toán sai chi phí, giá bán (18%); xem nhẹ nhà đầu tư, các yếu tố tài chính (8%).
3. Đánh giá thấp vai trò marketing, bán hàng
Chỉ đề cao tầm quan trọng của đội ngũ kỹ thuật mà xem nhẹ việc bán hàng, tiếp thị. Với một chiến lược quảng bá sản phẩm yếu kém thì dù sản phẩm bạn đang nắm giữ độc đáo thế nào đi nữa thì thất bại cũng là điều có thể xảy ra. Lý do cụ thể gồm: khả năng cạnh tranh thấp (19%); chiến lược marketing kém (14%); không khai thác được nguồn khách hàng tiềm năng (14%).
4. Cái “tôi” quá lớn
Startup nào cũng muốn tuyển dụng được thành viên xuất sắc, có khả năng đảm nhận vai trò nòng cốt và giàu nhiệt huyết với công việc. Tập hợp được đội ngũ hùng mạnh chưa hẳn sẽ thu về ngay kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi người đều có tính tự cao tự đại thì tan rã là việc sớm muộn. Điều này đến từ: cách làm việc thiếu hòa hợp (23%); sự bất đồng giữa các nhân viên hoặc với nhà đầu tư (13%).
5. Không cẩn trọng
Thiếu tính chi tiết, cẩn thận từ người lãnh đạo sẽ dẫn đến kết quả vô cùng tệ hại. Danh tiếng, uy tín, công sức, lòng tin bấy lâu có thể bị phá hủy ngay thời điểm đó. Những lỗi nếu không chú ý sẽ dễ vướng vào như: sản phẩm đơn điệu (17%); định vị thương hiệu yếu kém (9%); vấn đề pháp lý (8%).
6. Tình trạng mất cân bằng
Nếu phong cách làm việc rơi vào trạng thái này thời gian lâu thì sẽ tạo thành kết quả xấu như: mất tập trung (13%); thiếu kiên trì (9%); kiệt sức (8%).
7. Tính linh hoạt
Mang nét đặc trưng của startup là hoàn toàn được tự đo, sáng tạo với những ý tưởng, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, khả năng linh hoạt để không đi vào lối mòn, chọn nhiệm vụ bất khả thi đôi khi chưa tận dụng được tốt. Hậu quả là chuyển đổi sai hướng phát triển kinh doanh (10%) hoặc thất bại hoàn toàn (7%).
Cách khắc phục để

– Tư cách cá nhân: tự tin nhưng vẫn khiêm tốn; lắng nghe ý kiến từ người cộng sự, đồng nghiệp, cố vấn; giữ cân bằng công việc – cuộc sống; nâng cao khả năng ứng biến tình huống.
– Tư cách lãnh đạo: chuẩn bị nguồn dự phòng, biết nhìn xa trông rộng; lập kế hoạch chi tiết mang tính khả thi; hiểu rõ vai trò của bộ phận bán hàng và marketing; tạo lập nhóm làm việc; biết cách lãnh đạo, kết nối nhân viên, phát huy đúng sở trường và điểm mạnh của từng người; thích nghi tốt trước biến đổi của thị trường.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *